Mục lục bài viết
- 1 Nhiệm vụ của ban cán sự Đảng
- 2 Nhiệm vụ, quyền hạn đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc trung ương
- 2.1. Nhiệm vụ
- 2.2. Quyền hạn
- 3 Trách nhiệm quyền hạn của bí thư ban cán sự Đảng
- 4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn tại tỉnh Bình Định
1 Nhiệm vụ của ban cán sự Đảng
1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của đảng đoàn, ban cán sự đảng
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ chính trị, tổ chức, cán bộ của ngành, đơn vị; lãnh đạo kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo phân công, phân cấp quản lý cán bộ; phối hợp với các cấp ủy đảng để xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; chịu trách nhiệm trước cấp ủy về các đề xuất và quyết định của mình.
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Khi các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất được thì xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy ở Trung ương báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, xin ý kiến ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 3 tháng 1 lần, họp bât thường khi cân. Các cuộc họp đều phải ghi biên bản, có kết luận và ra nghị quyết để lưu hành, thực hiện trong nội bộ. Đông chí bí thư chủ trì công việc chung, chủ tọa các cuộc họp, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản báo cáo với cấp ủy cùng cấp. Hăng năm, đảng đoàn, ban cán sự đảng báo cáo cấp ủy cùng cấp (ở Trung ương báo cáo Ban Bí thư, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy) về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể mình.
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách của cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Nếu xét thấy cần thiết thì tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng có thể quyết định bố trí một số cán bộ chuyên trách giúp việc.
1.2 Việc thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng ở những nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng
Ở những nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng, để thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng, cấp ủy giao trách nhiệm cho cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ phụ trách các cơ quan, đoàn thể cùng cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng ủy, chi ủy trong các cơ quan, đơn vị đó theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
Khi tập thể lãnh đạo cơ quan, đoàn thể thảo luận, quyết định về chủ trương, nhiệm vụ và công tác cán bộ của ngành, đoàn thể và cơ quan, thì đảng viên là thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo đoàn thể đó mời đại diện của đảng ủy, chi ủy cơ quan tham gia. Khi cấp ủy họp bàn về việc thực hiện nghị quyết của Đảng thì đảng ủy, chi ủy mời thủ trưởng tham dự (nếu thủ trưởng không trong cấp ủy hoặc không phải là đảng viên).
2 Nhiệm vụ, quyền hạn đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc trung ương
2.1. Nhiệm vụ
a) Lãnh đạo, chỉ đạo … (tên cơ quan, tổ chức):
– Quán triệt, cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thành chương trình, kế hoạch để thực hiện trong toàn ngành, lĩnh vực.
– Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm và các đề án, dự án quan trọng của ngành, lĩnh vực.
– Định hướng nội dung cơ bản đối với các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật được giao soạn thảo; những nội dung, giải pháp lớn để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, lĩnh vực.
– Các vấn đề về kiện toàn tổ chức bộ máy; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách,… đối với cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
– Việc triển khai, tổ chức thực hiện thí điểm một số chủ trương mới theo nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Việc lãnh đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình công tác, kiểm tra, thanh tra, giám sát về chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công.
b) Đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những vấn đề lớn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực; những chủ trương, giải pháp quan trọng liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác tổ chức, cán bộ theo phân công, phân cấp.
c) Phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan và đảng ủy cơ quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
2.2. Quyền hạn
a) Đảng đoàn/ban cán sự đảng thảo luận, ban hành nghị quyết hoặc quyết định và các văn bản khác để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định của mình.
b) Đảng đoàn/ban cán sự đảng được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên môn của cơ quan để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
c) Cử đại diện đảng đoàn/ban cán sự đảng tham dự các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập.
d) Đảng đoàn/ban cán sự đảng được yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin:
– Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các thông tin có liên quan.
– Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề có liên quan của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể ở Trung ương.
Việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn/ban cán sự đảng do bí thư (hoặc phó bí thư được ủy quyền) xem xét, quyết định.
3 Trách nhiệm quyền hạn của bí thư ban cán sự Đảng
Tại Điều 4 Quy chế làm việc mẫu của Đảng Đoàn/Ban cán sự Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 162-QĐ/TW năm 2018, quy định trách nhiệm, quyền hạn của bí thư Ban cán sự Đảng như sau:
– Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của thành viên đảng đoàn/ban cán sự đảng và những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Là người đứng đầu đảng đoàn/ban cán sự đảng; chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm chính trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đảng đoàn/ban cán sự đảng về hoạt động của đảng đoàn/ban cán sự đảng.
– Trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đảng đoàn/ban cán sự đảng; phụ trách công tác tổ chức, cán bộ theo quy định phân cấp quản lý; phân công nhiệm vụ cho các thành viên đảng đoàn/ban cán sự đảng.
– Triệu tập, chủ trì, quyết định nội dung, chương trình và kết luận các phiên họp của đảng đoàn/ban cán sự đảng.
– Thay mặt đảng đoàn/ban cán sự đảng ký các văn bản gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Nếu vắng mặt, thì ủy quyền cho phó bí thư hoặc một ủy viên chủ trì phiên họp, ký văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Sau mỗi kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư đảng đoàn/ban cán sự đảng có trách nhiệm truyền đạt nhanh những nội dung cơ bản của nghị quyết Trung ương đến cán bộ chủ chốt trong cơ quan; chỉ đạo việc triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung trong nghị quyết liên quan đến… (tên cơ quan, tổ chức).
– Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn/ban cán sự đảng theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Quy chế này.
4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn tại tỉnh Bình Định
– Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh quán triệt và cụ thể hoá đường lối, chủ trương, các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để triển khai tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng đắn và kịp thời.
– Đôn đốc việc triển khai tổ chức, thực hiện; kiểm tra và giám sát việc thực hiện Hiến pháp, luật, các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết và pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sự chỉ đạo của Chính phủ và văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trên địa bàn tỉnh.
– Lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xó, thành phố, bảo đảm tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và phù hợp với các nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành.
– Lãnh đạo, chỉ đạo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chấp hành và thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, theo quy định của pháp luật và nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Lãnh đạo các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh gương mẫu thực hiện đúng đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra. Khi cần thiết, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh mời các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là đảng viên để bàn thống nhất chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Xem xét, cho ý kiến về nội dung, chương trình công tác 6 tháng và hằng năm của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và chương trình, nội dung cỏc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các chương trình, nhiệm vụ công tác hằng quý, 6 tháng, cả năm đã đề ra.
– Đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kiện toàn tổ chức và nhân sự Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Lãnh đạo đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là đảng viờn thực hiện đúng các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kiện toàn tổ chức và nhân sự Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bổ sung hoặc thay đổi, bãi nhiệm các chức danh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu; cho thôi làm nhiệm vụ hoặc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo qui định của pháp luật; xem xét và cho ý kiến để Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền xét khen cao (Huân chương các loại trở lên) đối với các tập thể hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiều thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo qui định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các qui định khác của pháp luật.
– Phối hợp với các Ban của Tỉnh uỷ, các Ban cán sự đảng, các Đảng đoàn, các cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ trong các công tác có liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Đảng đoàn thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê
Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!
Các câu hỏi về ban cán sự đảng là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ban cán sự đảng là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết ban cán sự đảng là gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết ban cán sự đảng là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết ban cán sự đảng là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về ban cán sự đảng là gì
Các hình ảnh về ban cán sự đảng là gì đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tham khảo thông tin về ban cán sự đảng là gì tại WikiPedia
Bạn hãy tra cứu thêm thông tin chi tiết về ban cán sự đảng là gì từ web Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại💝 Nguồn Tin tại: https://hangnhatcaocap.com.vn/
💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://hangnhatcaocap.com.vn/wiki-hoi-dap/