Bài viết Receivable Accountant là gì? thuộc chủ đề
về Thắc
Mắt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không
nào !! Hôm nay, Hãy cùng https://hangnhatcaocap.com.vn/
tìm hiểu Receivable Accountant là gì? trong bài viết hôm nay nhé !
Các bạn đang xem nội dung về : “Receivable
Accountant là gì?”
Thông tin chi tiết về Receivable Accountant là gì?
Xem nhanh
Khi theo học ngành kế toán, bạn mong muốn sau khi tốt nghiệp tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập tốt. Nhìn vào tin đăng tuyển dụng, bạn thấy ghi chức vụ Receivable Accountant nhưng vẫn băn khoăn vì chưa biết rõ công việc cụ thể ra sao. Hãy cùng chúng tôi khám phá về nhiệm vụ mà người đảm nhận vị trí Receivable Accountant (kế toán công nợ) cần làm mỗi ngày, từ đó lựa chọn con đường sự nghiệp đúng đắn nhất.
Kế toán công nợ là việc làm nhiều ứng viên theo đuổi
1. Receivable Accountant là gì?
Kế toán công nợ chịu trách nhiệm thu về các khoản thanh toán cho doanh nghiệp. Họ sử dụng các kỹ năng trong quản lý dự án, tổ chức và giao tiếp để tiếp cận với khách hàng, sau đó thu các khoản thanh toán. Bên cạnh đó,kế toán công nợcũng theo dõi chính xác các khoản thanh toán và tiền gửi ngân hàng của công ty, đồng thời tiến hành báo cáo về các khoản lãi/lỗ theo định kỳ.=> Việc làm Receivable Accountant lương thưởng cao2. Công việc của Receivable Accountant
Receivable Accountant phải thu và quản lý các khoản thanh toán đến, theo dõi chúng đúng cách, nhập vào hệ thống để duy trì hồ sơ sổ sách chính xác.Mô tả công việccủa kế toán công nợ thường bao gồm các công việc chính như sau:2.1. Chuẩn bị hóa đơn
Trong tất cả các giao dịch, người bán phát hành hóa đơn cho người mua để ghi nhận khoản thanh toán và thời điểm chi trả. Nhiệm vụ của kế toán công nợ là chuẩn bị hoá đơn cung cấp thông tin về số lượng và giá thành sản phẩm bán cho khách hàng cụ thể, số tiền thuế phải trả và phương thức thanh toán.Ví dụ, nếu các doanh nghiệp muốn nhận thanh toán qua tiền gửi ngân hàng, kế toán công nợ phải cung cấp cho khách hàng chi tiết tài khoản ngân hàng. Khi khách hàng gọi điện hoặc ghé thăm doanh nghiệp để hỏi về hóa đơn không rõ ràng hoặc không chính xác, kế toán công nợ cũng là người trả lời các khiếu nại và làm rõ mọi khác biệt.2.2. Ghi chép giao dịch
Sau khi nhận được thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ, một nhân viên kế toán công nợ phải ghi lại chúng theo quy trình và chính sách kế toán của doanh nghiệp.Chẳng hạn như, kế toán công nợ làm việc trong một cửa hàng bán buôn có thể thu thập tất cả các hóa đơn thanh toán, kiểm tra biên lai bán hàng và giao dịch thẻ tín dụng, sau đó ghi vào sổ cái bằng phần mềm kế toán chuyên dụng. Doanh nghiệp sử dụng thông tin này để tính tổng doanh thu được tạo ra hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.Receivable Accountant cũng giám sát hệ thống kế toán để đảm bảo chúng hoạt động tối ưu, báo cáo các trục trặc hoặc lỗi cho chuyên gia công nghệ thông tin.✅ Mọi người cũng xem : capital trong kế toán là gì
2.3. Gửi tiền
Khi một doanh nghiệp nhận được khoản thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc, kế toán công nợ có trách nhiệm gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của công ty và nộp lại biên lai. Nếu séc bị trả lại, họ phải liên lạc với khách hàng để thông báo cho họ về tình huống và sắp xếp thay thế séc thanh toán khác. Ngoài ra, kế toán công nợ cũng có thể nhận liên lạc với ngân hàng để xác minh chuyển tiền điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng.2.4. Lập báo cáo công nợ
Receivable Accountant hợp tác với các nhân viên kế toán khác để chuẩn bị tài liệu tài, bao gồm bảng cân đối thu chi, dòng tiền và báo cáo lãi/lỗ. Công việc này thường bao gồm cả báo cáo tóm tắt các khoản phải thu hàng tháng để xác định tổng số tiền mà doanh nghiệp và khách hàng còn nợ.Vị trí kế toán công nợ cần đáp ứng những yêu cầu công việc gì?
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng của Receivable Accountant
Kinh nghiệm trong nghề kế toán là một trong những yêu cầu hàng đầu đối với vị trí kế toán công nợ. Bằng cử nhân liên quan tới một số ngành học sau đây có thể giúp ứng viên được đánh giá cao hơn:- Kế toán.
- Tài chính/Kinh tế.
- Nghiên cứu kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh.
- Toán học.
- Khả năng nhận biết vấn đề cần được ưu tiên và xử lý nhanh chóng.
- Sắc sảo, chú ý đến tính chi tiết.
- Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập.
- Kỹ năng giao tiếp khéo léo và hiệu quả.
- Nền tảng toán học.
- Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán.
4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc Receivable Accountant
- Trợ lý kế toán (Accounting Assistant): Trợ lý kế toán là một việc làm mới trong lĩnh vực kế toán, phụ trách duy trì hồ sơ, làm báo cáo và hỗ trợ kế toán trưởng.
- Chuyên viên phân tích ngân sách (Budget Analyst): Phân tích ngân sách liên quan đến mối tương quan giữa mục tiêu dự án và mối quan tâm về ngân sách, giúp tổ chức tài chính của doanh nghiệp.
- Kiểm toán viên nội bộ (Internal Auditor): Kiểm toán viên nội bộ là một vị trí cực kỳ quan trọng vì trách nhiệm giám sát chính xác hồ sơ tài chính của công ty, hỗ trợ chuẩn bị tài liệu và làm việc với kiểm toán nhà nước.
Các câu hỏi về kế toán ar là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê kế toán ar là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé