Hàng thừa kế là gì? Quy định các hàng thừa kế theo pháp luật?

Bài viết Hàng thừa kế là gì? Quy định các hàng thừa kế theo pháp luật? thuộc chủ đề về Wiki How thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Hàng Nhật Cao Cấp tìm hiểu Hàng thừa kế là gì? Quy định các hàng thừa kế theo pháp luật? trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài viết : “Hàng thừa kế là gì? Quy định các hàng thừa kế theo pháp luật?”

Thông tin chi tiết về Hàng thừa kế là gì? Quy định các hàng thừa kế theo pháp luật?



hàng thừa kế là gì? Quy định của pháp luật về hàng thừa kế? Xác định diện và hàng thừa kế? Người thuộc hàng thừa kế thứ hai có được chia thừa kế theo pháp luật không? Xác định hàng thừa kế hưởng di sản thừa kế?

Cùng với sự phát triển của xã hội, các mối quan hệ trong dân sự ngày càng được mở rộng đòi hỏi pháp luật cần có những quy định điều chỉnh ngày càng chặt chẽ. Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 không chỉ ghi nhận và điều chỉnh quan hệ về tài sản mà còn công nhận quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Xuất phát từ việc pháp luật tôn trọng quyền của người chết định đoạt với những tài sản của họ có được khi còn sống nên người nhận di sản không bắt buộc là người trong hàng thừa kế.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho những người có mối quan hệ gắn bó, thân thích của người để lại di sản khi người chết không có di chúc hay di chúc không phù hợp pháp luật đồng thời cũng ghi nhận hình thức thừa kế theo pháp luật. Và trong trường hợp này việc xác định được hàng thừa kế để chia di sản là một trong những nội dung mang tính chất quyết định.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. hàng thừa kế là gì?
  • 2 2. Quy định của pháp luật về hàng thừa kế:
  • 3 3. Xác định diện và hàng thừa kế:
  • 4 4. Người thuộc hàng thừa kế thứ hai có được chia thừa kế theo pháp luật không?
  • 5 5. Xác định hàng thừa kế hưởng di sản thừa kế:

1. hàng thừa kế là gì?

Hàng thừa kế là diện những người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Thứ nhất, về quyền thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015, cá nhân có quyền hưởng di sản mà người đã chết để lại với hình thức thừa hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo các hình thức này phụ thuộc vào việc người chết có hay không việc để lại di chúc cũng như hiệu lực của bản di chúc đó. Sở dĩ việc thừa kế theo di chúc được xem xét trước bởi bởi di chúc chính là sự thể hiện về ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp việc thừa kế đều được thực hiện theo di chúc mà  quyền định đoạt của người lập di chúc còn bị hạn chế trong những trường hợp luật định. Chẳng hạn như trong các trường hợp sau:

– Di chúc không được pháp luật thừa nhận do không đảm bảo tính hợp pháp.

– Những người thừa kế được người để lại di sản cho hưởng di sản nhưng bản thân họ lại không có quyền hưởng hoặc chính họ từ chối không nhận di sản.

Thứ hai, xác định về hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Như ở trên đã đề cập, mọi cá nhân đều có quyền được hưởng thừa kế từ di sản mà người thân của họ để lại. Tuy nhiên không phải tất cả những người ở trong diện thừa kế đều được thừa kế cùng một lúc. Pháp luật quy định những người có quan hệ gần gũi, huyết thống với người để lại di sản thành những hàng thừa kế để hưởng di sản theo thứ tự. Những người thừa kế trong cùng một hàng đều có quyền được hưởng thừa kế như nhau.

Xem thêm: Chia di sản thừa kế khi người thừa kế chưa đủ 18 tuổi

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, có ba hàng thừa kế, cụ thể như sau:

– Những người thân thuộc nhất với người chết được xếp vào hàng thừa kế đầu tiên, bao gồm vợ hoặc chồng của người chết, cha và mẹ (bao gồm cả cha, mẹ ruột và cha, mẹ nuôi), con (bao gồm con ruột và con nuôi).

– Những người trong diện thừa kế được xếp vào hàng thừa kế ưu tiên thứ hai bao gồm ông, bà của người chết (bao gồm cả ông và bà nội, ngoại), anh, chị, em ruột, cháu ruột (gọi người chết là ông, bà nội, ngoại).

– Những người thân thích được xếp vào hàng thứ ba hưởng thừa kế bao gồm cụ (bao gồm nội, ngoại), các bác, cậu, chú, cô dì (ruột), cháu ruột (gọi người chết là bác, chú, câu, cô, dì ruột), chắt ruột (gọi người chết là cụ nội, ngoại).

Về nguyên tắc, theo quy định thì hàng thừa kế thứ nhất là hàng thừa kế được hưởng di sản đầu tiên với toàn bộ di sản của người chết, chỉ khi ở hàng thừa kế này không còn ai đủ điều kiện để hưởng di sản pháp luật mới xét đến hàng thừa kế đứng sau.

Thứ ba, những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật.

Như ở trên đã đề cập, Bộ luật dân sự năm 2015 xác định ba hàng thừa kế tuy nhiên quyền thừa kế của những người ở hàng thừa kế thứ hai, thứ ba chỉ phát sinh khi không còn ai được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất nữa. Như vậy, những người được xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất đứng ở vị trí đặc biệt quan trọng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, vợ hoặc chồng của người chết, cha mẹ (bao gồm cả cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi), con (gồm con ruột, con nuôi) được xếp vào vị trí hàng thừa kế đầu tiên. Cụ thể như sau:

Xem thêm: Thừa kế là gì? Phân tích các đặc điểm của pháp luật thừa kế?

– Người thừa kế là vợ hoặc chồng của người để lại di sản:

Trong trường hợp này, chỉ khi nam nữ đã đăng ký kết hôn mới được ghi nhận là vợ chồng hợp pháp và đứng ở vị trí hàng thừa kế đầu tiên của người còn lại. Khi xác định việc thừa kế của người vợ hoặc người chồng của người đã chết cần phải lưu ý một số vấn đề theo quy định tại Điều 655 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

+ Người vợ (hoặc chồng) của người chết được hưởng thừa kế di sản của người còn lại kể cả tài sản đó là tài sản chung đã được thỏa thuận chia trong thời kỳ hôn nhân.

+ Vợ (hoặc chồng) của người chết vẫn được xếp hàng thừa kế đầu tiên ngay cả khi họ đã xin ly hôn với nhau. Ngay cả khi vấn đề ly hôn đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thì họ vẫn có quyền hưởng di sản của nhau trong trường hợp này.

+ Trong trường hợp người vợ (hoặc chồng) đã kết hôn với người khác nhưng vào thời điểm trước đó khi người chồng hoặc vợ cũ chết họ vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân thì quyền thừa kế của họ vẫn được công nhận.

– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con:

+ Có thể nói, quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ thân thuộc, gần gũi nhất, cha mẹ đẻ với con đẻ đương nhiên là những người được hưởng thừa kế của nhau với vị trí hàng thừa kế đầu tiên. Con đẻ trong trường hợp này không chỉ là con trong giá thú mà còn bao gồm cả con ngoài giá thú, chỉ cần họ chứng minh được điều này.

+ Ngoài con đẻ, pháp luật cũng công nhận quyền thừa kế cho cha mẹ nuôi, con nuôi là hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ được ghi nhận nếu quan hệ giữa cha mẹ nuôi, con nuôi được thực hiện theo thủ tục quy định.

Xem thêm: Quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất

– Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế:

Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có căn cứ chứng minh được giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con thì họ cũng được ghi nhận quyền thừa kế như giữa cha, mẹ với con ruột. Và mặc nhiên, trong trường hợp này, họ cũng sẽ được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất của nhau để hưởng di sản.

Lưu ý:

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ không có quyền được hưởng thừa kế nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

– Người này đã bị kết án do có thực hiện những hành vi nhằm cố ý tước đoạt mạng sống, sức khỏe hoặc ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm một cách nghiêm trọng đối với người để lại di sản.

– Tại thời điểm người để lại di sản còn sống thì người thừa kế này đã thực hiện những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng họ.

– Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng đã bị kết án do cố ý thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng thêm phần di sản của họ.

– Người này đã thực hiện các hành vi nhằm mục đích hưởng di sản của người để lại di sản trái với ý nguyện của người chết thông qua việc lừa dối, ép buộc, ngăn cản không cho họ để lại di chúc hoặc lập di chúc giả, sửa chữa, hủy, che dấu di chúc của họ.

Xem thêm: Chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế theo Bộ luật dân sự 2015

2. Quy định của pháp luật về hàng thừa kế:

Hàng thừa kế

1. Bản chất pháp luật về hàng thừa kế

Hàng thừa kế thứ nhất

Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại:

Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý:

  • Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
  • Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế (khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015).
  • Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (Khoản 3 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015).
  • Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, người chồng, người vợ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.

– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại:

Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại.

Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật đối với người bị bệnh tâm thần

– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại:

  • Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó.

Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.

  • Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác.

– Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế:

Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677 và Điều 678 Bộ luật dân sự 2015.

Hàng thừa kế thứ hai

Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, am ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Quan hệ thừa kế giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại:

Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra nẹ của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại.

Xem thêm: Bài tập luật dân sự về chia thừa kế theo di chúc

Trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền hưởng di sản), trong trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết.

– Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại:

Anh, chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng  thừa kế của anh chị ruột và ngược lại.

  • Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của on đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau.
  • Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó.

Hàng thừa kế thứ ba

Gồm cụ nội, cụ ngoai của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại:

Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh ra ông hoặc bà ngoại của người đó.

Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.

Xem thêm: Giải quyết di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế

– Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại:

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ của cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba của cháu và ngược lại.

Ý nghĩa:

Quy định về ba hàng thừa kế thep pháp luật đã là một bước tiến trong quá trình lập pháp ở nước ta và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người thùa kế có quan hệ thân thuộc, gần gũi với người để lại di sản. Đặc biệt, quyền sở hữu tài sản của công dân được mở rộng nhóm khách thể thuộc quyền sở hữu cá nhân bao gồm không những tư liệu sinh hoạt mà còn là tư liệu sản xuất không bị hạn chế về khối lượng và giá trị.

2. Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng

Khi chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước hoặc còn nhưng từ chối quyền thừa kế hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế (nguyên tắc hàng trước được ưu tiên). Khi tất cả các hàng thừa kế đều không còn người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước (Khoản 2 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015).

3. Xác định diện và hàng thừa kế:

Cơ sở pháp lý của việc thừa kế theo luật là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Diện những người thừa kế theo luật gồm những người thân gần gũi của những người chết theo ba quan hệ này. Cụ thể: diện thừa kế theo luật gồm: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẽ góa) hoặc chồng góa, các con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi; ông nội, bà nội và ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; anh, chị, em nuôi.

Nhưng không phải tất cả những người ở trong diện thừa kế đều được thừa kế cùng một lúc. Những người thân gần gũi nhất với người chết được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất. Những người thân gần gũi tiếp theo được xếp vào hàng thừa kế thứ hai. Những người ở hàng thừa kế thứ nhất được chia trước và thừa kế toàn bộ di sản, nếu ở hàng thứ nhất không có ai hoặc tuy có nhưng họ đều không nhận, thì mới đến những người thừa kế ở hàng thứ hai. Các người thừa kế trong cùng một hàng, được hưởng một suất ngang nhau.

Xem thêm: Quyền thừa kế là gì? Những đối tượng có quyền thừa kế theo pháp luật?

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẽ góa) hoặc chồng góa, các con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột; anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha và anh, chị, em nuôi.

1. Ở hàng thừa kế thứ nhất.

– Quan hệ vợ chồng, cho đến khi mở thừa kế, phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc là quan hệ hôn nhân thực tế, được Tòa án thừa nhận.

Trường hợp một bên xin ly hôn hoặc cả hai bên xin thuận tình ly hôn, Tòa án đã xử cho ly hôn, trong thời gian bản án chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một bên chết, bên còn sống vẫn có quyền thừa kế của bên kia, vì về mặt pháp lý, quan hệ vợ chồng vẫn còn.

Ở miền Nam, đối với những trường hợp vợ chồng đã ly thân trước ngày giải phóng thì về mặt pháp lý, quan hệ vợ chồng vẫn còn, cho nên họ vẫn được thừa kế lẫn nhau. Nhưng nếu sau khi ly thân, mỗi bên đã kết hôn với người khác (hoặc một bên đã kết hôn với người khác mà bên kia không khiếu nại gì) thì thực chất quan hệ vợ chồng không còn nữa, nên họ không được thừa kế của nhau.

– Con đẻ gồm có con chung và con riêng, kể cả người con được thụ thai khi người bố còn sống và sinh ra sau khi người bố chết không quá 300 ngày. Con riêng gồm con trong giá thú và con ngoài giá thú (nếu có).

– Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình). Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tích việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi thực tế. Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau. Con nuôi (hợp pháp hay thực tế) không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột.

Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam

– Người được nhận làm người thừa tự thì coi như con nuôi của người lập tự và được thừa kế di sản của người đó.

– Con riêng của vợ hay chồng người chết không được thừa kế di sản của người chết, vì không có quan hệ huyết thống đối với người đẻ. Nhưng nếu có đầy đủ bằng chứng để xác định rằng người con riêng đã được bố dượng hoặc mẹ ghẻ thương yêu, nuôi nấng, chăm sóc như con đẻ, thì người con riêng đo được coi như con chung, nên được thừa kế.

Người con nào (kể cả con nuôi) chết trước người để thừa kế, thì các con của người đó (tức là các cháu của người để thừa kế) sẽ hưởng phần thừa kế của bố hoặc mẹ mình (thừa kế thế vị).

Những người có thể thừa kế lẫn nhau (như vợ và chồng, cha và con…) nếu chết trong cùng một thời điểm, hoặc trong trường hợp không thể xác định được ai chết trước, thì không ai được thừa kế của ai. Di sản của người nào sẽ chia cho những người thế kế của người đó.

– Người con dâu không được thừa kế di sản của bố, mẹ chồng. Nếu người con dâu có đóng góp đáng kể vào việc duy trì và phát triển khối tài sản của nhà chồng, thì họ có quyền được trích chia một phần tài sản tương xứng với công sức đã đóng góp, với danh nghĩa là người có quyền lợi chung.

Người con rể nếu ở với gia đình nhà vợ, cũng được giải quyết tương tự như người con dâu đối với gia đình nhà chồng.

Các con, cháu sống chung trong gia đình, người nào có đóng góp đáng kể trong việc duy trì và phát triển khối tài sản chung, khi bố mẹ hoặc ông bà chết và cần chia di sản, đều được trích chia một phần tài sản tương xứng với công sức đã đóng góp.

Số tài sản được trích chia cho các thành viên trong gia đình với tư cách là người có quyền lợi chung, là nằm ngoài khối di sản của người chết. Do đó, đối với những người vừa được trích chia tài sản với tư cách là người có quyền lợi chung, vừa được chia thừa kế, thì không được trừ số tài sản mà họ được trích chia vào kỷ phần di sản mà họ được chia thừa kế.

Xem thêm: Hiệu lực di chúc khi người thừa kế chết trước người để lại di chúc

2. Ở hàng thừa kế thứ nhất.

Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ của người để lại thừa kế có quan hệ huyết thống gần gũi với người để thừa kế cho nên thuộc hàng thừa kế thứ hai.

Con nuôi được coi như con đẻ, nên anh, chị, em nuôi cũng được xếp cùng hàng với anh, chị, em ruột và có quyền thừa kế như anh, chị, em ruột.

3. Người sống nương nhờ.

Người mất sức lao động, sống nương nhờ vào người có di sản (bằng trợ cấp thường xuyên hoặc nuôi dưỡng ở trong nhà), không được thừa kế di sản người đó. Nhưng để tránh gây ra những khó khăn đột xuất trong đời sống của người sống nương nhờ, cần trích một phần ở khối di sản để giúp đỡ họ. khoản giúp đỡ này nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian người đó đã được giúp đỡ dài hay ngắn, mức độ nhiều hay ít và tùy theo tình hình khối di sản để lại. Nếu trước khi chết một thời gian, người để lại di sản đã thoi không giúp đỡ nữa, người sống nương nhờ đã có sự giúp đỡ khác bảo đảm đời sống, thì không cần thiết phải trích di sản để giúp đỡ người đó nữa.

Nếu có người thừa kế tự nguyện cho người đang sống nương nhờ được nương nhờ vào mình, thì kỷ phần của người thừa kế này cần được tăng thêm một cách thỏa đáng.

4. Người không được thừa kế.

Người đã giết người để thừa kế hoặc đã đối xử quá tàn tệ với người đó thì không được thừa kế di sản của người đó.

Xem thêm: Cách chia di sản thừa kế theo pháp luật

Người đã giết người thừa kế cùng hàng với mình để chiếm đoạt toàn bộ di sản hoặc nhằm làm tăng kỷ phần cho bản thân thì không được thừa kế di sản của cả hai người ấy (người để thừa kế và người bị giết).

Thông tư số 81/1981/TANDTC Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế.

4. Người thuộc hàng thừa kế thứ hai có được chia thừa kế theo pháp luật không?

Tóm tắt câu hỏi:

Ông bà nội tôi có 10 người con và có tài sản là 10.000m2 đất nông nghiệp. Năm 2011, ông nội tôi chết. Gia đình gồm bà nội tôi và 10 người con này đã họp gia đình thống nhất phân chia phần tài sản này như sau: – Chú thứ 3 của tôi được nhận 4.000m2; – Cô út tôi nhận được 4.000m2; – Tôi là cháu nội được nhận 2.000m2. Những người còn lại đều thống nhất với cách phân chia trên. Do tôi thuộc hàng thừa kế thứ 2. Như vậy tôi có được nhận thừa kế theo thỏa thuận trên hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2015;

Do ông nội bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế của ông nội bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2015.

Theo bạn trình bày, khi ông bạn mất gia đình còn bà nội và 10 người con. Như vậy hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn vẫn còn nên bạn là cháu (thuộc hàng thừa kế thứ hai) sẽ không được chia di sản thừa kế của ông nội bạn. Tuy nhiên nếu trong trường hợp những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đồng ý cho bạn phần tài sản mà họ nhận được do được chia thừa kế của ông nội thì bạn vẫn có quyền sở hữu đối với phần tài sản được cho đó.

Xem thêm: Người thừa kế là gì? Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế tài sản?

5. Xác định hàng thừa kế hưởng di sản thừa kế:

Tóm tắt câu hỏi:

Ông Phạm Văn Trung kết hôn với bà Nguyễn Thị Lan, sinh đươc 02 người con là: Phạm Văn Việt và Phạm Thị Huyền. Đến tuổi trưởng thành anh Phạm Văn Việt kết hôn với Lê Ngọc Khánh và sinh được 02 người con Phạm Văn Thành và Phạm Văn Cường. Ngày 20/4/2009 do bị ốm ông Phạm Văn Trung đã lập di chúc ông trung chia ½ số tài sản cho anh Việt và ¼ số tài sản cho chị Huyền Ngày 02/5/2011 do bị ốm nặng ông Trung  mất, sau đó anh Việt đã nộp đơn yêu cầu tòa chia tài sản thừa kế của ông Trung. Hỏi:

1. Theo quy định cảu pháp luật về thừa kế thì những ai được hưởng di sản thừa kế ? Vì sao ?

 2. Tòa án sẽ giải quyết sự việc trên như thế nào khi có yêu cầu chia tài sản thừa kế của ông Trung. Biết di sản thừa kế của ông trung là 1,8 tỷ đồng ?

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 635, Bộ luật dân sự đã quy định như sau: “ Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Ông Phạm Văn Trung kết hôn với bà Nguyễn Thị Lan, sinh được 2 con là anh Phạm Văn Việt và chị Phạm Thị Huyền. Ta xem xét trường hợp ông Trung để lại di sản thừa kế đồng thời với đó ông cũng để lại di chúc để chia tài sản cho những người thân trong gia đình với mức ½ số tài sản cho anh Việt và ¼ số tài sản cho chị Huyền tính trên số tiền 1.8 tỷ đồng. Việc chia tài sản như vậy thì phải đáp ứng được yêu cầu về di chúc hợp pháp tại Điều 652, Bộ luật dân sự 2015 về di chúc hợp pháp.

Người có tên trong di chúc sẽ trở thành người được hưởng di sản thừa kế sau khi ông Trung mất đi.

Xem thêm: Diện thừa kế là gì? Diện những người thừa kế theo pháp luật?

Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt trong trường hợp ông Trung để lại di chúc và di chúc đó có hiệu lực. Đó là theo quy định tại Điều 669 về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Đây là những trường hợp đặc biệt trong pháp luật về thừa kế, bởi vì nó xác định những cá nhân không có tên trong di chúc vẫn có thể được nhận di sản khi đáp ứng được các điều kiện do luật định. Do đó ngoài hai người con là Phạm Văn Việt và Phạm Thị Huyền thì vợ của ông Trung là bà Nguyễn Thị Lan vẫn có quyền được hưởng một phần di sản. 

Trong trường hợp mà di chúc của ông Trung không hợp pháp tức thừa kế theo di chúc không được thực hiện thì sau khi ông Trung mất đi di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật. Theo đó, di sản của ông trung sẽ được chia theo hàng thừa kế tại Điều 676, Bộ luật dân sự.

Căn cứ vào đó sẽ thấy được di sản thừa kế được chia đều cho bà Nguyễn Thị Lan là vợ của ông Trung , Phạm Văn Việt và Phạm Thị Huyền là con của ông Trung.

Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế việc anh Việt gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án cũng sẽ giải quyết căn cứ vào tính hợp pháp của di chúc trước. Sau khi xem xét mà di chúc không hợp pháp mới tính theo quy định của pháp luật. Bởi pháp luật luôn tôn trọng ý chí và mong muốn của người để lại di chúc. 

Xem thêm: Thờ cúng liệt sĩ, thừa kế tài sản của liệt sĩ

Được đăng bởi:
Luật Dương Gia
Chuyên mục:
Tư vấn pháp luật

✅ Mọi người cũng xem : có nên mua điều hoà midea

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

Tổng số bài viết: 9.881 bài viết

Gọi luật sư ngay
Tư vấn luật qua Email
Báo giá trọn gói vụ việc
Đặt lịch hẹn luật sư
Đặt câu hỏi tại đây

Người thừa kế là gì? Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?

Quy định về người thừa kế theo Bộ luật dân sự năm 2015? Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế?

Những trường hợp nào sẽ chia thừa kế theo pháp luật?

Người thừa kế theo pháp luật? Quy định họp mặt những người thừa kế theo Bộ luật dân sự?

Hợp đồng vay tài sản và nghĩa vụ của người vay tài sản? Người vay đã chết thì người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ không?

Thừa kế theo pháp luật là gì? Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật? Cách chia thừa kế theo pháp luật?

Người thừa kế là gì? Người thừa kế theo di chúc? Những người thừa kế theo pháp luật? Những trường hợp thừa kế theo pháp luật? Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế? Quy định về di chúc và người lập di chúc thừa kế? Thời hiệu thừa kế?

Đối tượng được thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân? Công ty, tổ chức có là đối tượng hưởng thừa kế trong pháp luật dân sự hay không?

Di sản thừa kế không có người thừa kế thì được xử lý như thế nào? Người chết không có người thừa kế tài sản thì tài sản đó có thuộc về Nhà nước không?

Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không? Trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Hội Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh là gì? Phạm vi, lĩnh vực hoạt động?

Hiệp Hội Rau Quả Việt Nam là gì? Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chính?

Hội Mĩ nghệ kim hoàn đá quí Việt Nam là gì? Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chính?

Hội dệt may Việt Nam là gì? Lịch sử hình thành, nhiệm vụ và danh sách thành viên?

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang là gì? Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chính?

Hội Khoa học kinh tế y tế Việt Nam là gì? Lịch sử hình thành và nhiệm vụ chính?

Tìm hiểu về doanh nhân trẻ? Tìm hiểu về Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai?

Tìm hiểu về Hội? Tìm hiểu về doanh nhân? Tìm hiểu về Hội doanh nhân trẻ thành phố Bắc Ninh?

Khái quát về tình hình doanh nhân trẻ ở Việt Nam? Tìm hiểu về Hội Doanh nhân trẻ Long An? Thực trạng Hội doanh nhân tỉnh Long An?

Vụ Chính sách Thương mại Đa biên? Tìm hiểu về Bộ Công Thương?

Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp? Nhiệm vụ của Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp?

Tìm hiểu về Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam? Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam?

Tìm hiểu về người khuyết tật? Tìm hiểu về thương binh? Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam?

Tìm hiểu về hiệp hội? Tìm hiểu về Hiệp hội Điều Việt Nam? Một số thành tích đã đạt được của hiệp hội điều Việt Nam?

Tìm hiểu về Vụ Kinh tế dịch vụ? Tìm hiểu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư?

Tìm hiểu về Bộ Công Thương? Vụ Thị trường trong nước? Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ Thị trường trong nước?

Tìm hiểu về Vụ Kinh tế nông nghiệp? Nhiệm vụ của Vụ Kinh tế nông nghiệp?

Mở tài khoản ngân hàng ATM? Thực trạng mở tài khoản ngân hàng ATM ở nước ta hiện nay? Ý nghĩa của việc mở tài khoản ngân hàng ATM? Bao nhiêu tuổi thì được phép mở tài khoản ngân hàng ATM?

Khái niệm thao túng tâm lý? Cách thao túng tâm lý người khác?

Tìm hiểu về sở hữu trí tuệ? Khái quát về lịch sử hình thành của Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam? Tìm hiểu về Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam?



Các câu hỏi về hàng thừa kế là gì


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê hàng thừa kế là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Related Posts

About The Author