Bài viết Tổ chức chuyên đề “dạy học theo chủ đề”
cho giáo viên tin học thuộc chủ đề về Giải Đáp thời
gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm
nay, Hãy cùng https://hangnhatcaocap.com.vn/
tìm hiểu Tổ chức chuyên đề “dạy học theo chủ đề” cho giáo viên tin
học trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung :
“Tổ chức chuyên đề “dạy học theo chủ đề” cho giáo viên
tin học”
Thông tin chi tiết về Tổ chức chuyên đề “dạy học theo chủ đề” cho giáo viên tin học
Xem nhanh
Chúc các bạn thành công!

Hoạt động của nhà trường

Tích cực thực hiện theo nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2003 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngày 18/09/2018 nhóm tin trường THCS – THPT Đống Đa đã triển khai chuyên đề cho giáo viên nhóm tin học: “Dạy học theo chủ đề”

- Dạy học theo chủ đề là gì?
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức đã biết hoặc đang học vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những chương, bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trọng tâm tập trung vào người học và nội dung mang tính thực tiễn với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.
- Ưu điểm của dạy học theo chủ đề
Dạy học theo cách tiếp cậntruyền thống hiện nay | Dạy học theo chủ đề |
1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa học.. do giáo viên (SGK) áp đặt (G.viên là trung tâm).2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới mức nhiều mục tiêu của môn học hiện nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động, bồi dưỡng các phương thưc tư duy khoa học và các phương pháp nhận thức khoa học: PP thực nghiệm, PP tượng tự, PP mô hình, suy luận khoa học…)3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời lượng cố định. 4- Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo thiết kế chương trình học).5- Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài tập).6- Kết thúc một chương học, học sinh không có một tổng thể kiến thức mới mà có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài học.7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.8- Kiến thức thu được sau khi học thường là hạn hẹp trong chương trình, nội dung học. 9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định… | 1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm).2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn. 3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học.4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau. 5- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. 6- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa. 7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh.9- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác. |
III. Các bước tiến hànhĐể tiến hành dạy học theo chủ đề có thể nghiên cứu về dịnh hướng giáo dục STEM trong trường trung học. CHU TRÌNH STEM



- Xác định vấn đề: giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động tìm hiểu thực tiễn, công nghệ), giúp học sinh phát hiện vấn đề, làm rõ tiêu chí của sản phẩm. Để tổ chức hoạt động này, giáo viên cần lựa chọn một tình huống gắn với ứng dụng của kiến thức cần dạy trong thực tiễn để giao cho học sinh tìm hiểu, xác định vấn đề cần giải quyết.
- Nghiên cứu kiến thức nền: cung cấp tài liệu khoa học và hướng dẫn học sinh thực hiện (hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận kiến thức), giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình.
- Giải quyết vấn đề: học sinh được hướng dẫn để đề xuất các giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề; rút ra các hệ quả có thể kiểm chứng/lựa chọn giải pháp khả thi; thiết kế thí nghiệm kiểm chứng/thiết kế mô hình hoặc mẫu thử nghiệm; tiến hành thí nghiệm kiểm chứng/chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm; phân tích số liệu thực nghiệm/thử nghiệm và đánh giá; rút ra kết luận khoa học/hoàn thiện mô hình hoặc mẫu thiết kế.
- Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các VĐ của thực tiễn.
- Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật.
- Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
- Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo.
- Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà học sinh đã và đang học.
- Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.
- Mục tiêu: tìm hiểu, thu thập thông tin, “giải mã công nghệ”; xác định được vấn đề/đòi hỏi của thực tiễn; xác định rõ tiêu chí của sản phẩm.
- Nội dung: tìm tòi, khám phá tình huống/hiện tượng/quá trình trong thực tiễn; tìm hiểu quy trình công nghệ. Tùy vào điều kiện cụ thể mà hoạt động này được tổ chức theo các hình thức khác nhau: nghiên cứu qua tài liệu khoa học (kênh chữ, hình, tiếng); khảo sát thực địa (tham quan, dã ngoại); tiến hành thí nghiệm nghiên cứu.
- Sản phẩm: Yêu cầu về sản phẩm (của hoạt động này) mà học sinh phải hoàn thành là những thông tin mà học sinh thu thập được từ việc tìm hiểu thực tiễn; ý kiến của cá nhân học sinh về hiện tượng/quá trình/tình huống thực tiễn hoặc quy trình, thiết bị công nghệ được giao tìm hiểu.
- Đánh giá: Trên cơ sở các sản phẩm của cá nhân và nhóm học sinh, giáo viên đánh giá, nhận xét, giúp học sinh nêu được các câu hỏi/vấn đề cần tiếp tục giải quyết, xác định được các tiêu chí cho giải pháp (sản phẩm khoa học hoặc sản phẩm kĩ thuật) cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theo của học sinh.
- Mục tiêu: Mục tiêu của hoạt động này là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.
- Nội dung: học kiến thức mới của chương trình các môn học. Học sinh được hướng dẫn nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, làm thực hành, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu cần đạt của chương trình.
- Sản phẩm: những kiến thức cơ bản (số liệu, dữ liệu, khái niệm, định nghĩa, định luật…), lời giải cho những câu hỏi, bài tập mà giáo viên yêu cầu, kết quả thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình; nội dung đã thống nhất của nhóm; nhận xét, kết luận của giáo viên.
- Đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập của học sinh và các nhóm học sinh, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận; đồng thời nhận xét, đánh giá, “chốt” kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng.
- Mục tiêu: Đề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề; hoàn thành sản phẩm theo nhiệm vụ đặt ra.
- Nội dung: Học sinh được tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề theo các bước của quy trình nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
- Sản phẩm: Có nhiều sản phẩm trung gian trong quá trình thực hiện hoạt động của học sinh. Giáo viên cần dự kiến các mức độ có thể của giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề; phương án thí nghiệm/thiết kế mẫu thử nghiệm để chuẩn bị cho việc định hướng học sinh thực hiện có hiệu quả.
- Đánh giá: Theo từng bước trong quy trình hoạt động, giáo viên cần tổ chức cho học sinh/nhóm học sinh trao đổi, thảo luận để lựa chọn hướng đi phù hợp. Sản phẩm cuối cùng được học sinh/nhóm học sinh trình bày để giáo viên đánh giá, nhận xét, góp ý hoàn thiện.



XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG


- Tài liệu tập huấn về định hướng giáo dục STEM tại trường trung học, Vụ giáo dục trung học.
- Tài liệu dạy học theo chủ đề, Trường THCS Quyết Thắng.
Những tin mới hơn
Tin tức – Thông báo
- Bài viết về “Ước mơ của em” – lớp 10A1
THÔNG BÁO DANH SÁCH HỌC SINH – NĂM HỌC 2021-2022
Tổ chức chuyên đề “dạy học theo chủ đề” cho giáo viên tin học
- BÀI VIẾT CẢM NHẬN VỀ SÁCH
DANH SÁCH TRÚNG TUYỂN LỚP 10 – NH: 2021-2022
CẢM NHẬN VỀ SÁCH
- Bài viết về “Ước mơ của em” – lớp 12A3
- BÀI DỰ THI VIẾT: TRI ÂN THẦY, CÔ
- Bài viết về “Ước mơ của em” – lớp 11A1
Thể lệ cuộc thi Viết Cảm nhận những trang sách yêu thương
Tin Tổ chức
Thống kê
- Đang truy cập8
- Thành viên online1
- Khách viếng thăm7
- Hôm nay8,267
- Tháng hiện tại222,863
- Tổng lượt truy cập9,617,352
Thành viên
Các câu hỏi về dạy học chuyên đề là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê dạy học chuyên đề là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé