Bài viết Những nhiệm vụ của kế toán thuế
trong doanh nghiệp thuộc chủ đề về HỎi Đáp thời gian
này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy
cùng Hàng Nhật Cao Cấp
tìm hiểu Những nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp
trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem chủ đề về : “Những nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh
nghiệp”
Thông tin chi tiết về Những nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp
Xem nhanh
HỌC TRỰC TUYẾN MỘT KÈM MỘT LÀ PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY.
Mọi thông tin liên hệ admin:
Facebook: https://www.facebook.com/phamduc.mau
Sđt: 0919.095.650
Website: https://ketoanhoangthienki.com/
Kế toán thuế là một phần hành quan trọng trong hoạt động kế toán của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán thuế chủ yếu là xác định cơ sở tính thuế và kết hợp với kế toán tổng hợp để lập các báo cáo, thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước. Để hiểu thêm về nhiệm vụ kế toán thuế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong phần nội dung bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Các công việc phải làm của Kế toán Tài sản cố định
I. Công việc chung của kế toán thuế
Kế toán thuế trong doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
1. Xác định cơ sở để tính thuế – nhiệm vụ của kế toán thuế
Xác định cơ sở tính thuế là một trong những nhiệm vụ mà kế toán thuế cần thực hiện thường xuyên và liên tục. Đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ các phát sinh liên quan đến thuế và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
– Xác định cơ sở tính thuế GTGT
Đối chiếu hóa đơn GTGT đầu vào và hóa đơn GTGT đầu ra, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Kiểm tra và phân loại hóa đơn GTGT theo từng loại thuế suất. Hàng tháng hay hàng quý kế toán thuế cần làm báo cáo kê khai tổng hợp thuế GTGT đầu vào và đầu ra để lấy được số liệu làm căn cứ xác định nghĩa vụ nộp thuế GTGT của doanh nghiệp đối với Nhà Nước
Kiểm tra và đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu, hồ sơ nhập khẩu (nếu có) bao gồm: tờ khai thuế, hồ sơ hải quan.

Kế toán thuế cần xác định cơ sở tính thuế
– Xác định cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường
Đối với các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa có tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, kế toán thuế cần kiểm tra thuế suất hàng hóa, phân loại và làm báo cáo kê khai thuế đối với 2 loại thuế này để làm căn cứ xác định nghĩa vụ nộp thuế.
– Xác định cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ vào tiền lương thực tế của lao động làm việc tại doanh nghiệp và các quy định của nhà nước về luật thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh… Kế toán thuế tính thuế thu nhập các nhân, kê khai thuế thu nhập cá nhân báo cáo với cơ quan thuế theo đúng kỳ kế toán.
– Xác định cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Kế toán thuế cần kết hợp với kế toán tổng hợp để nắm rõ số liệu, đối chiếu số liệu và làm bảng báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm để phục vụ kiểm soát tài chính nội bộ tại doanh nghiệp. Đồng thời làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà Nước.
2. Thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà Nước
Hàng tháng, hàng quý và hàng năm kế toán thuế cần thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với cơ quan Nhà Nước. Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.
– Lập và nộp báo cáo thuế
Lập và nộp báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính theo kỳ kế toán được quy định của pháp luật.

Kế toán thuế thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo và nộp thuế vào ngân sách nhà nước
– Nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà Nước
Căn cứ vào nghĩa vụ thuế phát sinh tại doanh nghiệp, kế toán thuế lập kế hoạch và hồ sơ thuế nộp ngân sách, hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh, trình ban giám đốc và cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với Nhà Nước. Thực hiện việc nộp thuế môn bài đầu năm, lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân cuối năm. Ngoài ra với dịch vụ kế toán tại lê ánh bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp các bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức lẩn chi phí cho kế toán của công ty mình.
✅ Mọi người cũng xem : có nên mua đất hình chữ l
3. Các công việc khác của kế toán thuế
Ngoài các nhiệm vụ cơ bản trên, kế toán thuế cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin, chính sách pháp luật về thuế để nắm được cơ sở thực hiện và đối chiếu số liệu báo cáo thuế. Không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ mà còn nắm rõ pháp luật để hưởng các chính sách ưu đãi thuế của Nhà Nước dành cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó kế toán thuế còn phải tiến hành các công việc khác như:
– Sắp xếp hóa đơn và chứng từ liên quan đến thuế theo trình tự thời gian một cách khoa học và hợp lý.
– Lưu trữ và bảo quản hóa đơn, chứng từ.
– Đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh đến hóa đơn, điều chỉnh, hủy hóa đơn trong các trường hợp cần thiết trước khi tiến hành kê khai để đảm bảo các hóa đơn được đưa vào bảng kê khai đảm bảo tính hợp lý hợp lệ.
– Lập các báo cáo liên quan đến nghiệp vụ kế toán thuế khi có yêu cầu từ phía ban giám đốc hay cơ quan thuế.
– Đưa ra các đánh giá khi có sự chênh lệch giữa báo cáo thuế của doanh nghiệp và số thuế phải quyết toán đối với cơ quan Nhà Nước
✅ Mọi người cũng xem : size quần eu là gì
II. Công việc kế toán thuế theo thời gian
Thông thường một kế toán thuế chuyên nghiệp thường phân bổ thời gian và công việc theo chu kỳ ngày, tháng, quý, năm.
Công việc kế toán thuế doanh nghiệp cần làm đầu năm:
Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm. Kế toán Thuế cần quan tâm đến thời gian thành lập doanh nghiệp, mức vốn điều lệ, thời hạn nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.
Kê khai và nộp các tờ khai Thuế TNCN, Thuế TNDN, Thuế GTGT và các nghĩa vụ Thuế khác:
Điều 10 Chương II Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:
Lưu ý: Thời hạn nộp tờ khai thuế cũng là thời hạn nộp tiền thuế nếu có phát sinh số thuế phải nộp.
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
VD: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2017 là ngày 20/2/2017.
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
VD: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý I/2017 là ngày 30/4/2017.
Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV. Hạn nộp là 30/1
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
VD: Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016 gồm: Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN, Báo cáo tài chính là ngày 30/3/2017.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định.
Lưu ý:
– Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý thì sẽ kê khai thuế TNCN theo quý.
– Doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng và chưa đủ 1 năm tài chính thì sẽ kê khai Thuế GTGT và lập BC tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.
– Từ quý IV/2014 trở đi thì doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa, mà chỉ tính tiền, nếu có thì đi nộp tiền.
Công việc kế toán thuế doanh nghiệp làm hàng ngày:
Thu thập, xử lý và lưu trữ các Hoá đơn, chứng từ kế toán (CTKT), kiểm tra về tính hợp lý, hợp lệ của Hoá đơn, CTKT..
Cần chú ý: Các bạn cần cập những Chính sách – Luật thuế mới nhất
– Để có thể trở thành 1 kế toán thuế giỏi và chuyên nghiệp bạn cần hiểu rõ và nắm vững những luật thuế mới nhất hiện hành để tránh làm sai. Gây thất thoát cho doanh nghiệp.
– Các bạn có thể vào các trang chuyên về kế toán như: Tổng cục thuế: gdt.gov.vn hoặc website của Kế toán Lê Ánh: www.ketoanleanh.edu.vn để tham khảo những chia sẻ của những kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm.
Công việc kế toán thuế doanh nghiệp làm hàng tháng:
Đối với các DN thuộc diện kê khai Thuế theo tháng:
– Lập tờ khai thuế GTGT hàng
– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng
– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng
Lưu ý: Khi lập tờ khai thuế nếu phát sinh số thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế.
Công việc Kế toán Thuế làm hàng quý
– Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý
– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Đối với những DN thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý), chi tiết bạn có thể xem ở đường link bên trên phần công việc hàng tháng.
– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý
✅ Mọi người cũng xem : nên mua điện thoại ở đâu tphcm
Công việc kế toán thuế làm cuối năm
– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
– Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
– Lập Báo cáo tài chính năm gồm:
+ Bảng Cân đối Kế toán
+ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh Báo cáo Tài chính
+ Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản
Xem thêm: Lịch nộp các loại báo cáo thuế 2019 mới nhất
Trên đây là những chia sẻ về nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định theo nghiệp kế toán, yêu thích mảng kế toán thuế, hãy tham khảo và áp dụng để bổ sung thêm kỹ năng và kinh nghiệm làm kế toán của mình tại khóa học kế toán kế toán Lê Ánh .
Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác liên quan đến công việc hạch toán kế toán hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi tại địa chỉ ketoanleanh.edu.vn.
Tham khảo ngay khóa học kế toán ở Hà Nội và tphcm tại trung tâm Lê Ánh để được hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc.
Ngoài lĩnh vực kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Các câu hỏi về công việc của kế toán thuế là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê công việc của kế toán thuế là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé