Bài viết Nhịp Cầu Giáo Lý thuộc chủ đề về Thắc Mắt thời
gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm
nay, Hãy cùng HangNhatCaoCap.com.vn tìm hiểu
Nhịp Cầu Giáo Lý trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội
dung về : “Nhịp Cầu Giáo Lý”
Thông tin chi tiết về Nhịp Cầu Giáo Lý
Xem nhanh
#hoangvuchannel #cobut #daocaodai #cauco
_Cuối thế kỷ 20 thượng đế đã dùng huyền cơ diệu bút để thâu phục các tín đồ khai đạo , Các Đại Tiên Phong của Đạo Cao Đài “ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ “
_Đạo Cao Đài được như hôm nay tất cả đều được Đức Lý Đại Tiên truyền Đạo qua Cơ Bút , Tất cả kinh sách , Kiến trúc u0026 Đạo Phục …. Được Đức Lý Đại Tiên truyền qua Cơ Bút
_Cơ Bút là phương tiện dùng để thông công với đấng vô hình , Cơ Bút là cầu cơ chấp bút , là dùng tiên cơ là ngòi bút do các đấng thiêng liêng viết ra chữ tạo thành văn bản Đại Đạo
* Xin chào các bạn đến với KÊNH YOUTUBE của mình
* Hãy Đăng Ký Kênh - Nếu Đây Là Lần Đầu ghé thăm
* Cảm Ơn Bạn Đã Xem VIDEO
* VIDEO Này Do Tôi Thực Hiện - Các bạn vui lòng không
sao chép VIDEO dưới mọi hình thức
* Hãy ĐĂNG KÝ KÊNH + LIKE u0026 CHIA SẼ CLIP để ủng hộ KÊNH của
mình ngày càng phát triển hơn nhé !
+ Mổi Lượt ĐĂNG KÝ u0026 Chia Sẻ của các bạn là động lực để mình có thể thực hiện nhiều hơn nữa những VIDEO chia sẽ đến với các bạn !!!
+ CHÚC CÁC BẠN CÓ NHỮNG PHÚT GIÂY VUI VẺ KHI XEM VIDEO
* Xin chào các bạn u0026 hẹn gặp lại những clip sau nhé !
TRÂN TRỌNG
Tổng quan về con người/ Thiện ChíLịch sử
của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho
những câu hỏi muôn đời về sự hiện hữu của con người: Ta là gì? Ta
là ai? Ta từ đâu đến thế giới này? Ta đến thế giới này để làm gì?
Ta sẽ đi về đâu, sau khi từ giã thế giới này?
TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI/ Thiện ChíLịch sử
của tư tưởng nhân loại là một hành trình tìm kiếm lời giải đáp cho
những câu hỏi muôn đời về sự hiện hữu của con người: Ta là gì? Ta
là ai? Ta từ đâu đến thế giới này? Ta đến thế giới này để làm gì?
Ta sẽ đi về đâu, sau khi từ giã thế giới này? Theo giáo lý Đại Đạo,
những câu hỏi này chỉ có thể tìm được lời giải đáp trong đạo lý,
nhất là về niềm tin và hành động của chính con người.
THƯỢNG ĐẾ
ĐẾN KHAI MINH ĐẠI ĐẠO Đà LÀ MỘT HI HỮU/ Thiện Chí”Thầy là bực hoàn
toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng
bác ái của Thầy muốn cho các con tấn hóa về nẻo tinh thần đạo đức
nên chi Thầy dụng cái phương pháp phi thường ngoài sự hiểu biết của
phàm nhân mà dạy các con. Thầy tức là NGUYÊN-LÝ của VÔ-VI ĐẠI-ĐẠO,
chủ quyền tạo hóa cả Càn Khôn Vũ Trụ và sanh sản các Thiên Lý để
gieo truyền cho nhân vật từ giống thấp hèn đến loài cao trọng. Đó
là nguồn cội vô thủy vô chung đó các con …”[1]
Đi tìm cái lý xác thực
của ĐỨC TIN CAO ĐÀI/ Thiện Chí”Bần Tăng muốn chư đạo hữu tự hỏi lại
lòng có khi nào lưu tâm đến cái lý xác thực trong việc thờ kính
chiêm bái hằng ngày hay chăng? Có lẽ cũng có một thiểu số nào đó,
mà đại đa số là luôn luôn đặt niềm tin tưởng hướng về một Đấng toàn
tri, toàn năng, đủ huyền nhiệm đạo pháp cao siêu ở cõi vô hình nào
đó, rồi đặt tất cả những hình ảnh huyền năng vào tư tưởng, vào tâm
hồn để chiêm bái cầu phúc huệ gia ban, cầu danh cao lộc cả,
v.v…
ĐỐI
CHIẾU KINH HÒA BÌNH KI TÔ GIÁO VỚI THÁNH GIÁO CAO ĐÀI/ DIệu
NguyênKinh Hòa Bình:Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong
mọi người Thánh giáo:Thượng Đế không bảo chúng sinh làm những gì
đem đến ích lợi riêng tư cho Thượng Đế và các Đấng Trọn Lành, chỉ
dạy bảo chúng sanh phải làm mọi việc thích hợp đạo lý để phục vụ
nhơn sanh hầu tạo cõi đời an lạc thái hòa, trong đó có đạo đức tình
thương giữa con người và con người đối xử với nhau cho phải đạo để
giúp cơ bảo tồn vạn loại cho hợp với đức háo sanh của Thượng Đế mà
thôi.
Cẩm nang tu học/ Thánh giáoTâm là nguồn gốc muôn
vật, hễ nói đến Đạo là nói đến Tâm. Trên đời này có vô số kinh điển
triết thuyết nói về tâm mà chưa cùng tột chỗ rộng lớn minh linh của
tâm. Thế nên những ai phát nguyện tham cứu tu học Đại Thừa để làm
sáng Thiên Đạo cũng nên dung hội các giáo lý cao thâm để tìm hiểu
yếu lý tối thượng đạo pháp. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ rất cần có một số
hướng đạo thông đạt đến chỗ yếu lý cao siêu của Tam Giáo để xây đắp
nền tảng cho giáo pháp của Đạo bằng tinh hoa kết hợp đúng với tinh
thần dân tộc.
GIUĐA HAY LÀ TÔI …?/ Simon Hoa Da LatNói đến
Giuđa Iscariốt, ai cũng biết, Oâng là kẻ phản bội Chúa Giêsu, là kẻ
bán đứng Thầy mình. Nhưng khi tranh luận về Giuđa thì nhiều thắc
mắc được nêu lên: Giuđa là kẻ có công hay có tội? Là bậc ái quốc
đại trượng phu hay là kẻ phản bội tiểu nhân? Giuđa lên thiên đàng
hay xuống hoả ngục? Mùa Chay lại đến, một lần nữa, tôi và bạn cùng
nhìn lại gương mặt nhiều màu sắc ấy của một người từng là môn đệ
Chúa. Mùa Chay là dịp thuận tiện để tôi và bạn soi mình vào “tấm
gương Giuđa” mà nhìn thấy rõ thân phận yếu đuối, mỏng giòn của con
người mình chẳng khác gì con người tội lỗi Giuđa ngày xưa. Để rồi
từ đó, tôi và bạn xin ơn biến đổi và cảm nghiệm sâu xa hơn lối
đường chúng ta đang chọn, đang dấn thân, cũng như xin ơn nhận ra
tình thương bao la của Thiên Chúa dành cho con người và dành cho ơn
gọi của tôi và bạn. Thường khi nói đến Giuđa, n
YẾU TỐ CAO ĐÀI
TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY/ Thiện ChíTừ khi Đức Chí Tôn khai Đạo,
Thầy đã nhiều lần nhắc nhở môn đồ rằng, Thầy mở Đạo kỳ này là thực
hiện đại cuộc Qui nguyên. Qui nguyên có nghĩa là trở về nguồn gốc
sau những thời kỳ vạn sự, vạn vật được sanh hóa cùng cực, lại đến
giai đoạn quay về chỗ khởi sanh. Gốc chỉ có một, mà ngọn thì thành
muôn. Vì thiên hình vạn trạng nên các loài đều khác nhau về hình
thức. Đối với loài người, chẳng những khác nhau về màu da sắc tóc,
mà về tinh thần và tư tưởng lại càng có nhiều dị biệt. Từ đó nảy
sinh khái niệm “Bản thể – hiện tượng” là hai phạm trù đi đôi như Âm
với Dương, nhưng có những mối tương quan mật thiết. Để giải thích
lý tương quan ấy, các đạo gia nêu lên chủ thuyết “Đạo là Mẹ của
muôn loài” (1), Nho gia nói “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”, Phật
nói “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Các triết gia thì
đề cập khái niệm “phổ quát đối ứng với bản sắc đa thù”. Về văn hóa,
một triết gia viết: “Văn hóa nhân loại, trong bất kỳ trường hợp nào
cũng không thể quy gọn ở mức là tổng số của những nền văn hóa riêng
biệt. Bởi vậy, Goethe kêu gọi các nhà thơ, các nghệ sĩ và các nhà
tư tưởng hãy ra khỏi cái khung dân tộc mà Herder và các đồ đệ của
ông khuôn họ vào.” (2)
Một giờ thanh tịnh một giờ
linh/ Thánh giáoMột giờ thanh tịnh một giờ linh
PHÁP MÔN/ Phối sư Thượng Hâu ThanhTÂM THƯ CỦA ĐẠO
TRƯỞNG PHỐI SƯ THƯỢNG HẬU THANH
NHAT KÝ ĐẦU NĂM/ Thiện ChíMỗi độ Xuân về, thiên
nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu
kỳ tiến hóa mới. Con người cũng cảm nhận những đổi thay trong bản
thân và tâm hồn… Ngàn hoa đua nở tô điểm sắc Xuân, cây xanh kết
trái hiến dâng cho khách du Xuân thưởng ngoạn… Lòng người rộng
mở, trao nhau câu chúc tụng, tặng nhau quà Xuân để tình tương thân
thêm nồng ấm. Mặc cho dòng đời biến động, trải lắm buồn vui sân hận
đua chen… Cứ đúng mùa hoa đào hoa mai nở, Xuân vẫn đã bao lần
nhắc lại tình chung giữa trời đất – vạn vật – con người.
NHẬT KÝ CUỐI TUẦN 22 – 01 –
2021/ Thiện ChíDòng sông uốn khúc qua bao thác ghềnh, đón nhận mọi
nguồn nước đục trong, nhưng không bao giờ dừng lại. Lúc lớn, lúc
ròng, sông cứ nhịp nhàng nuôi dưỡng cỏ cây người vật xinh tươi.
Thời gian chứa đựng vô vàn biến đổi của của cuộc đời, hưng phế
thạnh suy, buồn vui sướng khổ. . .Thế nên có Xuân vẫn có Hạ Thu
Đông nối tiếp, thì đời người vẫn có thăng trầm là lẽ tự nhiên. Mừng
Xuân không thể giữ Xuân ở lại, hãy đón Hè về cho sen nở, Thu sang
cho cúc vàng tươi, cũng không buồn đào mai trơ cành vào Đông giá
rét. Vì cuối Đông, Xuân sẽ đến !
Giấc mộng lớn- Ban Biên TậpNeil Armstrong (sinh 5
tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt
chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành
trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins.Khi đặt chân
xuống Mặt trăng, ông đã nói một câu bất hủ: “Đây là bước chân nhỏ
bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”.(
That’s one small step for [a] man, one giant leap for mankind”)Thật
vậy ! Kể từ khi loài người còn sống hoang dã cách đây khoảng 10.000
năm cho đến ngày đặt chân lên mặt trăng, hành tinh cách địa cầu gần
400 ngàn km, quả là bước tiến khổng lồ !
Tâm sự của mùa Xuân- Thiện ChíThời gian là
dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh
dấu thời gian. Mỗi mùa có những sắc thái riêng, mà Xuân lại được ca
ngợi đón chào nồng nhiệt nhất, thì Xuân càng vinh hạnh biết bao!
Nên Xuân đến, Xuân đi, rồi Xuân lại về!
Câu chuyện bánh thật bánh vẽ- Ban Biên TậpVào
dịp khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ
1965, Đức Chí Tôn có dạy:
“Trước hiện tình đặc biệt ngày nay, nhiệm vụ các
con rất cần hơn lúc nào hết. Con không còn tìm ăn những bánh vẽ và
trao bánh vẽ cho kẻ khác cùng ăn; mà con phải ăn một thức ăn tinh
thần và mọi người đều thọ hưởng thức ăn tinh thần ấy, để có đủ năng
lực sáng suốt, ngõ hầu đối phó với mọi hoàn cảnh hiện tại và xây
đắp lại nền tảng giáo lý vững chắc ở tương lai.”
Những trọng điểm của Cơ Đạo kỳ Ba – Thiện ChíCách
đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu
tiên là Ngài Ngô Minh Chiêu vào năm 1921.Tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm
Công Tắc, Cao Hoài Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo đêm mùng 1 tháng
11 năm Ất Sửu (16-12-1925), Đức Thượng Đế hạ ngọn linh cơ tại Việt
Nam, tức là đã đặt viên gạch đầu tiên cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại
thế gian này. Từ đó, tòa Cao Đài được thiết lập đồng thời được ban
trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Sứ mạng phổ độ nhân sanh kỳ thứ ba này
được mệnh danh là sứ mạng Đại Đạo do bởi đặc ân của Thượng Đế dành
cho cơ cứu thế Hạ nguơn tức là cơ cứu độ sau cùng trước khi kết
thúc một đại chu kỳ vũ trụ.
Suy ngẫm đầu Xuân- Thiện Chí”XUÂN LÀ CẢNH THIÊN
THỜI ĐỊA LỢI,
CÓ NHƠN HÒA XUÂN MỚI THÀNH XUÂN” (*)
Trong bốn mùa, Xuân được đón chào, ưu đải nhất,
bởi vì Xuân hơn hẳn về thiên thời địa lợi.
Thiên thời của Xuân là sự khởi đầu thế vận một năm
do lý tự nhiên của đất trời phát động đức Nguyên của đạo Kiền.
Nguyên là công năng sanh hóa trong vũ trụ, nhờ đó mà trời trong gió
mát, hoa cỏ xinh tươi, mùa màng sung túc; việc ấm no không còn tất
bật. Nghỉ ngơi tay cuốc tay cày, người người rộn rã chuẩn bị cho lễ
hội đầu Xuân. Vậy là thành địa lợi.
Đi tìm những giá trị đại đồng- Ban
Biên TậpHằng ngày sinh họat đạo, đọc sách đạo, chúng ta thường gặp
hai chữ “đại đồng”, nhất là mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên
đạo giải thoát” của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Đối với người tín hữu Cao Đài là thế, nhưng các
tôn giáo khác, các triết gia, nhiều nhà tư tưởng cũng nêu quan
điểm: ” tất cả tôn giáo là một”, “tất cả trở về Một”, ” thế giới
đại đồng”, “toàn cầu hóa”. . .
Gặp nhiều, nói nhiều rồi có lúc chúng ta in trí đó
là lẽ đương nhiên, hay hơn nữa, rất dễ dàng thực hiện. Nhưng trên
thực tế, bắt đầu từ đâu để tìm ra manh mối của “đại đồng”?.
Quyền pháp trong cuộc sống- Tu sĩ
Phương TrúcĐôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của
tôi?Có phải do công cha nghĩa mẹ đã sanh thành và dưỡng dục tôi
từng ngày?Có phải tôi sống bởi vì tôi đang hít thở và tim tôi vẫn
đang đập từng giây từng phút?Có phải vì các tế bào trong cơ thể tôi
đang được điều hòa họat động một cách rất hợp lý, chưa bị trục trặc
gì đáng kể, nên tôi cũng được sống bình thường như bao con người
khác?Có phải do tình yêu thương của những người xung quanh tôi đã
làm cho cuộc đời tôi trở nên sống động và đáng sống?Có phải tôi
sống bởi vì tôi còn có ích trên cõi đời này?
Thánh thất an ninh- Đức Quan Thế Âm Bồ TátMinh
Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) (Bộ phận
Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý)
THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng,
chào chư liệt vị đàn tiền.Vâng lịnh ĐỨC QUAN ÂM NHƯ LAI Tiểu Thánh
đến báo đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp, Tiểu Thánh chào
chung, xin xuất ngoại ứng hầu, thăng..
Tiếp điển :
TAM thiên lục bá đạo bàng môn,TRẤN TĨNH nhân gian
thức mộng hồn;OAI đức nếu người không chín chắn,NGHIÊM trừng thiên
luật khó bôn chôn.QUAN thân tế chúng hà nhân sự.ÂM điệu độ đời bậc
Thế Tôn;NHƯ thị ngã văn tùy chánh đạo,LAI triều chiếu triệu nhập
Thiên môn.
TAM TRẤN OAI NGHIÊM QUAN ÂM NHƯ LAI, Bần Đạo chào
chư hiền đệ hiền muội.
Đầu năm Kỷ Dậu Bần Đạo đến trần gian để giúp chư
hiền đệ muội một vài lý đạo để nhận thức vị trí của mình trong trời
đất, ngõ hầu tăng tiến trên bước đường tu học chân chính để khỏi sa
vào nẻo mê tín mà bị bàng môn tả đạo lôi kéo vào hố sâu vực thẳm
không ngày trở lại cùng CHÍ TÔN TỪ PHỤ. Bần Đạo miễn lễ, đồng an
tọa.
Những bước ngoặt lịch sử- Ban Biên
TậpNhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ
ghi nhận được những bước ngoặt rất quan trọng và có ý nghĩa quyết
định đối với tiền đồ.
Đạo Cao Đài là Tôn
Giáo độc thần hay đa thần ?- Thiện ChíĐạo Cao Đài là tôn giáo độc
thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ?Khi nghiên cứu một tôn
giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví
dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn
giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần…
Hoàng cực- Huệ NhẫnTrong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ
Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như Vương
đạo, chuẩn mực trị nước của những minh quân Trung Quốc thời
xưa.
Cao Đài nội tại- Như Ý Đạo Thoàn Chơn NhơnThánh
giáo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ
(20-4-1978)
NHƯ Ý ĐẠO THOÀN CHƠN NHƠN, Lão chào mừng chư Thiên
ân, chư đệ muội.
Lão chuyển đàn bất ngờ trong giây phút để nhờ chư
Thiên ân đệ muội nhân dịp đến dự lễ tái thiết Vĩnh Nguyên Tự,
chuyển lời Lão dạy sau đây đến các Thiên ân nam nữ sở tại. Xin mời
đồng an tọa.
Hỡi chư Thiên an nam nữ ! này các cháu trai, cháu
gái lớn nhỏ ! Lão tạm linh cơ gởi đến các cháu lớn nhỏ đôi dòng tâm
huyết để các cháu ghi nhớ, học hỏi tu hành.
Các câu hỏi về cơ bút là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê cơ bút là gì hãy cho chúng
mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải
thiện hơn trong các bài sau nhé