Bài viết MỘT SỐ LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG TIÊU BIỂU (P1) thuộc chủ đề về Giải Đáp thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Hàng Nhật Cao Cấp tìm hiểu MỘT SỐ LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG TIÊU BIỂU (P1) trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung về : “MỘT SỐ LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG TIÊU BIỂU (P1)”
Thông tin chi tiết về MỘT SỐ LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG TIÊU BIỂU (P1)
Xem nhanh
Dưới đây là một số các lý thuyết truyền thông tiêu biểu mà mình đang nghiên cứu và tìm hiểu trong thời gian học Thạc Sĩ tại trường Báo, coi như là một phương pháp tự ôn kiến thức, vừa là bài viết chia sẻ cho bạn nào quan tâm tới lĩnh vực này.
1-Lý thuyết truyền thông là gì ? Và tại sao lại phải cần nắm vững các lí thuyết truyền thông ?
Hiểu một cách đơn giản, lý thuyết truyền thông là những kiến thức nhằm diễn tả tính chất của các yếu tố được nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông. Một lý thuyết truyền thông tốt có thể giải thích được nhiều hiện tượng, được kiểm nghiệm thực chứng và có thể làm chỗ dựa để suy đoán các hiện tượng mới
Có câu nói ” lý thuyết là ánh sáng soi đường cho thực tiễn”. Quả thực như vậy, việc nghiên cứu các lý thuyết truyền thông sẽ giúp cho nhà báo, những người làm PR hay toàn bộ những người làm truyền thông có đượ tư duy nền tảng, phương pháp luận để hiểu rõ, giải thích và dự đoán tính chất của khách thể thuộc truyền thông, từ đó đưa ra hành động phù hợp tác động.
II- Một số lý thuyết truyền thông tiêu biểu
a) Lý thuyết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting)

Lý thuyết này tập trung mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới công chúng. Water Lippman trong cuốn Công luận đã chỉ ra rằng con người không thể quan tâm hết tất cả những vấn đề trong xã hội mà chỉ có thể để ý tới một số khía cạnh nhất định. Một người bình thường sẽ không thể đưa ra những quyết định chính trị quan trọng mà cần phải sự định hướng từ chuyên gia hay người có tầm ảnh hưởng, và cách cơ bản nhất để công chúng tiếp cận những người này chính là phương tiện truyền thông
Một giải thích khác về sự thiết lập chương trình nghị sự như sau: Khi lựa chọn và hiển thị tin tức, biên tập viên, nhân viên phòng tin tức.. đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quan điểm. Người đọc không chỉ tìm hiểu thông tin mà còn nhận biết tầm quan trọng cuả thông tin thông qua sự tác động của phương tiện truyền thông như cách thức, thời lượng, tần suất lặp lại, vị trí đăng tin..
Một ví dụ cho bạn dễ hiểu là trong thời điểm dịch Covid diễn ra, bạn có thấy rằng trong mọi bản tin sáng, chiều, tối thì các thông tin xoay quanh dịch bệnh như số lượng người nhiễm, các quy định mới, các đề tài xung quanhđều được xếp thứ tự đầu tiên so với các tin khác không ? Đó chính là truyền thông đã sử dụng lý thuyết lập chương trình nghị sự, thể hiện các thông tin về Covid là quan trọng. Hoặc các tin tức được lựa chọn Thời sự buổi tối luôn được ngầm hiểu là các tin quan trọng, nổi bật
Chúng ta thường thấy rằng tác động nhận thức và hành vi con người là rất khó, nhưng các kênh truyền thông, đặc biệt là báo chí thường xuyên làm điều đó thành công với công chúng thông qua lý thuyết Agenda Setting này
b) Lý thuyết đóng khung (Framing)
Lý thuyết đóng khung bao gồm một tập hợp các khái niệm được rút ra từ xã hội học và khoa học truyền thông, nhằm mục đích giải thích tại sao mọi người tập trung sự chú ý của họ vào một số khía cạnh nhất định của thực tế mà không phải là những khía cạnh khác. Ngoài ra, tại sao đa số công chúng lại nhìn thấy theo một cách nhất định.
Trong cuốn sách “Steps to an Ecology of Mind”, nhà nhân chủng học Gregory Bateson (1972) lần đầu tiên định nghĩa khái niệm đóng khung là “giới hạn không gian và thời gian của một tập hợp các thông điệp tương tác”.
Có thể nói, lý thuyết đóng khung gắn liền với lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự. Cả hai đều tập trung vào cách làm truyền thông thu hút sự chú ý của cộng đồng vào các chủ đề cụ thể. Tuy nhiên, lý thuyết đóng khung được coi là bước tiến cao hơn của thuyết thiết lập chương trình nghị sự bởi cách người làm truyền thông tạo ra một khung thông tin, giải thích và mô tả bối cảnh của vấn đề đề giành sự ủng hộ tối đa từ người khác.
Ví dụ, trong cuốn Ngôn ngữ Báo chí được xuất bản 2004, phần ngôn ngữ sự kiện có đề cập tới bài tường thuật ngày 30/4/1975 ở Sài Gòn, (3) một nhà báo phương tây đã sắp xếp chuỗi các sự kiện vệ tinh như sau:
+Sự kiện 1: quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, các cánh cử dãy nhà bên đường vốn đóng kín bỗng mở toang, nhà nhà đổ ra đường, tay cầm cờ cách mạng
+ Sự kiện 2: Một đại tá cảnh sát quốc gia mặc lễ phục, người đầy huân chương bước lên đài tử sĩ nghiêm chào đồng đội rồi bước xuống rút súng tự sát
+Sự kiện 3: Quân giải phóng bước qua xác ông đại tá tiếp tục tiến sâu vào nội ô
+Sự kiện 4: Khi ông đại tá ngã xuống, đồng đội của ông chạy lại. Kẻ giật huân chương, người lột đồng hồ, người lục ví tiền ..vv..
+Sự kiện 5: Cô vũ nữ quên thuộc của nhà báo mà ông bắt gặp thấy đang đi về hướng nông thôn, vừa đi vừa hát với hành trang gọn nhẹ Ở bài tường thuật trên, trật tự sự kiện nói lên rất nhiều ý nghĩa mà nhà báo không hề tốn công tốn sức tự nói ra. Không phải ngẫu nhiên mà nhà báo chọn sự kiện 1-sự kiện bộc lộ tình cảm hoan nghênh quân giải phóng làm sự kiện mở đầu, và sự kiện 5- sự kiện chỉ rõ sự tự nguyện chấp nhận cuộc sống mới ở nơi không đầy đủ tiện nghi (nông thôn) như ở thành thị-làm sự kiện kết thúc. Cuộc sống của vũ nữ không có điểm nào chung với đời sống nông dân ở nông thôn: giờ giấc, môi trường lao động… nhờ đó mà tạo ra được sự đối nghịch gay gắt giữa 2 lối sống và trên nền sự đối nghịch đó lại tồn tại một sự dung hợp. Vì thế bài báo đã bộc lộ được ý đồ của tác giả muốn nói là thái độ của người dân Sài Gòn với sự kiện 30/4.
KẾT: tạm đến đây nha, bài hơi dài cả mỏi tay cả lười quá, hẹn gặp lại vào chuỗi bài tiếp theo
Các câu hỏi về agenda setting là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê agenda setting là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết agenda setting là gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết agenda setting là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết agenda setting là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về agenda setting là gì
Các hình ảnh về agenda setting là gì đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tham khảo thêm thông tin về agenda setting là gì tại WikiPedia
Bạn nên xem nội dung chi tiết về agenda setting là gì từ web Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại💝 Nguồn Tin tại: https://hangnhatcaocap.com.vn/
💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://hangnhatcaocap.com.vn/wiki-hoi-dap/
Các bài viết liên quan đến